Chuyển tới nội dung

Chiến lược marketing mix

Chiến lược marketing mix

Marketing mix là gì ? Chiến lược marketing mix 4P và 7P khác nhau như thế nào? Trong bài viết này Mago Marketing giúp bạn hiểu sâu hơn về marketing mix và tầm quan trọng với doanh nghiệp.

1. Marketing mix là gì?

  • Marketing mix hay marketing hỗn hợp là tập hợp nhiều công cụ mà doanh nghiệp phối hợp thực hiện để đạt mục tiêu giúp cho khách hàng hài lòng với sản phẩm, dịch vụ.
  • Thuật ngữ lần lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1953 khi Neil Borden, là chủ tịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ lấy ý tưởng công thức thêm một bước nữa và đặt ra thuật ngữ Marketing hỗn hợp. ( theo wikipedia )
  • Khởi đầu là E.Jerome McCarthy, đề nghị phân loại theo 4P năm 1960

Chiến lược marketing mix theo góc nhìn của mago

2/ Chiến lược marketing Mix 4P

Xây dựng chiến lược marketing mix tổng thể đòi hỏi người marketer phải có kinh nghiệm, kiến thức và tư duy để quản lý được các giai đoạn, khối lượng công việc khi lên chiến lược và triển khai.

4P là một khái niệm trong marketing, đó là:

a. Chiến lược Product (Sản phẩm/dịch vụ)

Một đối tượng hữu hình hoặc một dịch vụ vô hình đó là khối lượng sản xuất hoặc sản xuất trên quy mô lớn với một khối lượng cụ thể của đơn vị. Sản phẩm vô hình là dịch vụ như ngành du lịch và các ngành công nghiệp khách sạn hoặc mã số các sản phẩm như nạp điện thoại di động và tín dụng.

Ví dụ điển hình của một khối lượng sản xuất vật thể hữu hình là những chiếc xe có động cơ và dao cạo dùng một lần. Một khối lượng chưa rõ ràng nhưng phổ biến dịch vụ sản xuất là một hệ thống điều hành máy tính.

Chiến lược marketing mix 4p
Chiến lược marketing mix 4p

Muốn đưa một sản phẩm ra thị trường thì trước tiên doanh nghiệp cần nghiên cứu nhu cầu và mong muốn của khách hàng, sau đó tạo sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó.

Một ví dụ về tối ưu sản phẩm cái bút:

Từ một cái bút không có khuy cài áo, một người marketer có thể nghĩ ra những phương án cải tiến sản phẩm cho cái bút đó đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng hơn. Sự cải tiến này là giá trị cộng thêm cho sản phẩm giúp sản phẩm trở lên tiện ích hơn.

Cái bút có khuy cài áo sẽ là một sự sáng tạo có thể tăng lợi thể cạnh tranh và thay thế những cái bút không có khuy cài. (Doanh nghiệp đã nghiên cứu ra là người dùng đang cần cái bút có thể cài áo để thuận tiện mang bên theo hơn và giữ cho bút không bị rơi mất)

Một sản phẩm dịch vụ sẽ bao gồm các yếu tố sau:

(*) Chất lượng:

Chất lượng sản phẩm/dịch vụ là yếu tố quan trọng để giữ khách hàng mua lại, đặt mình vào vị trí của khách hàng, không ai muốn mua một sản phẩm kém chất lượng. Chất lượng ở đây được hiểu là :

+ Khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

+ Sản phẩm có bền không?

+ Sản phẩm có an toàn cho người dùng và môi trường?

Chiến lược marketing mix cho sản phẩm
Chất lượng làm nên uy tín của sản phẩm

Ví dụ: Một chiếc xe máy trên thị trường có thể sử dụng ít nhất 5 năm, xe máy phải có hệ thống phanh an toàn, không gây hại cho người dùng và môi trường (cháy, nổ, khí thải…). Còn về chất lượng so với các sản phẩm của đối thủ thì do đội ngũ marketing của doanh nghiệp đưa ra phương án định vị sản phẩm.

(*) Thiết kế

Thiết kế sản phẩm cũng khá quan trọng trong chiến lược marketing sản phẩm.

Hình dáng: Đẹp mắt, tiện dụng, gọn…

Màu sắc: Tùy vào đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ có màu sắc phù hợp.

Hình ảnh: Hình ảnh bao bì, lô gô, họ tiết, sologan…

4P – Tổng hợp 4 yếu tố chính trong Marketing 4P.

Các sản phẩm tiêu dùng tiện ích như: Bột giặt, mì ăn liền, bánh kẹo, nước ngọt…, đều có chiến lược thiết kế bao bì riêng. Các màu sắc chủ đạo thường được dùng cho bao bì như xanh, đỏ, vàng đi kèm là các hình ảnh bắt mắt nhằm thu hút ánh nhìn của khách hàng.

Các sản phẩm như quần áo, giày depsm trang sức, điện thoại, xe máy…thì hình dáng là yếu tố quyết định và nội dung, đặc điểm thiết kế tập trung vào chính sản phẩm đó. Thiết kế các sản phẩm này không hề dễ dàng, các marketer phải hiểu được nhu cầu người dùng và tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia.

Lưu ý: Đặc điểm thiết kế, nội dung thiết kế phải dựa trên mong muốn và nhu cầu của khách hàng thông qua các điểm chạm. Ví dụ: Sản phẩm ví da dành cho các bạn nam phải thiết kế sao cho nam tính, màu sắc phù hợp, kiểu dáng phục vụ nhu cầu khác nhau…

* Tính năng:
Tính năng là những giá trị cộng thêm cho sản phẩm/dịch vụ. Việc xây dựng tính năng do đội ngũ nghiê cứu và phát triển kết hợp bộ phận sản xuất thực hiện. Tuy nhiên, các marketer sẽ điều chỉnh để đáp ứng được nhu cầu và mang tới lợi ích thực sự cho khách hàng.
Tính năng là giá trị cấu thành nên sản phẩm thành công

VD: Sản phẩm chuột máy tính có tác dụng chính là để hỗ trợ điều khiển, sử dụng máy tính. Chuột máy tính có thể thêm tính năng như đèn led (phục vụ cho chơi game, chuột không dây (cho dân văn phòng), hay chuột sạc pin (dành cho những người thích dùng chuột không dây nhưng ghét phải thay pin nhiều lần)

 * Nhãn hiệu:

Nhãn hiệu dùng để phân biệt sản phẩm này với các sản phẩm khác trên thị trường. Nhãn hiệu của sản phẩm bao gồm tên gọi, logo, hình ảnh, slogan. Slogan phải phụ thuộc và nhiều yếu tố khác nhau như đặc thù của thị trường, đặc tính SP/DV, cạnh tranh, mục tiêu doanh nghiệp…Solgan phải thể hiện được điểm khác biệt với các sản phẩm của đối thủ và hướng tới khách hàng. Slogan càng rõ ràng càng tốt, tránh các slogan chung chung (VÍ Dụ: Chúng tôi làm lên sự khác biệt), như vậy khác hàng  biết sản phẩm khác biệt ở điểm nào, mang lại lợi ích gì cho họ.

Chiến lược nhãn hiệu sản phẩm trong marketing mix
Chiến lược nhãn hiệu sản phẩm trong marketing mix
Vậy có nhiều dòng sản phẩm thì đặt nhãn hiệu như thế nào?

Đặt nhãn hiệu riêng cho từng sản phẩm: Nhược điểm là khá tốn chi phí đăng ký nhãn hiệu và bảo vệ nhãn hiệu, nhưng ưu điểm là dễ dàng thu hút được khách hàng và đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng. Sản phẩm sẽ đa dạng và phong phú hơn. Ví dụ như về dầu gội đầu thì có đến vài chục loại tên gọi khác nhau.

Đặt nhãn hiệu chung cho sản phẩm: Phù hợp với các sản phẩm có nhiều sự liên quan đến nhau (Ví dụ: Tivi, máy nghe nhạc, đầu đĩa, laptop, amply, loa…). Ưu điểm là tiết kiệm được chi phí cho việc quảng bá, xây dựng thương hiệu và tưng sản phẩm ra thị trường dễ dàng.

Tuy nhiên, các sản phẩm không liên quan đển nhau không thể đặt tên theo cách này. (VD: Không thể lấy tên nước lau nhà để dùng chung với sữa rửa mặt và kem đánh răng)

*Bao bì – đóng gói:

Các tiêu chí khi đóng gói bao bì sản phẩm:

  • Thông tin rõ ràng, đầy đủ (thong tin sản phẩm và nhà sản xuất)
  • Thiết kế gọn, tiện lợi, dễ dùng
  • Bảo vệ sản phẩm bởi các tác nhân gây hại: Nhiệt độ,…
  • Hướng dẫn sử dụng:
  • Hạn sử dụng:
Thiết kế bao bì sản phẩm trong marketing Mix
Thiết kế bao bì sản phẩm trong marketing Mix
*Dịch vụ đi kèm

Dịch vụ đi kèm sẽ tăng khả năng bán hàng, tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

  • Chính sách bảo hành: 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 3 năm…
  • Lắp đặt: miễn phí, có phí
  • Tư vấn miễn phí
  • Sửa chữa
Chiến lược marketing mix - dịch vụ đi kèm
Dịch vụ đi kèm cũng là một phần không thể thiếu trong marketing mix

b. Price (Giá cả) – giá bán như nào là hợp lý?

Giá bán là chi phí khách hàng phải bỏ ra để mua sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp. Nó được xác định bởi một số yếu tố trong đó có thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm nhận của khách hàng với sản phẩm.

Việc định giá trong một môi trường cạnh tranh không những vô cùng quan trọng mà còn mang tính thách thức. Nếu đặt giá quá thấp, nhà cung cấp sẽ phải tăng số lượng bán trên đơn vị sản phẩm theo chi phí để có lợi nhuận. Nếu đặt giá quá cao, khách hàng sẽ dần chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Quyết định về giá bao gồm điểm giá, giá niêm yết, chiết khấu, thời kỳ thanh toán,…

* Định giá (Xác định mức giá cho sản phẩm/dịch vụ)

Định giá sản phẩm chia làm 3 nhóm chính:

+ Nhóm dựa trên chi phí sản xuất:

Phương pháp cộng chi phí (markup pricing hoặc cost-plus pricing): Giá SP/DV = Chi phí sản xuất + Lợi nhuận. Ví dụ: Một bó rau cải có chi phí sản xuất là 8000 đồng và mong muốn lợi nhuận 2000 đồng –> Giá bó rau cải (10.000 đồng)= 8000 + 2000. Phương pháp này được các tiểu thương ở chợ hay sử dụng

Định giá dựa trên điểm hòa vốn (Break-even point pricing): Giá sản phẩm = Tổng Doanh Thu – Tổng chi phí sản xuất.

Chiến lược marketing mix - định giá sản phẩm
Chiến lược marketing mix – định giá sản phẩm

Định giá theo giá trị gia tăng [tạm dịch:)] (Value-added pricing): Thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm rồi định giá cao hơn so với mức giá trung bình của thị trường.

+ Nhóm phương pháp định giá dựa trên sự cạnh tranh:

Định giá theo sự cạnh tranh (Competition-based pricing): Xem giá của đối thủ rồi đặt giá bán sản phẩm thấp hơn, cao hơn hoặc bằng.

Trong chiến lược marketing Mix định giá sản phẩm dựa trên nhiều yếu tố khác nhau.

+ Nhóm định giá bằng Thương Hiệu: Khi sản phẩm có thương hiệu sẽ bán được giá cao.

+ Nhóm định giá bằng thị phần: Thương hiệu nào chiếm thị phần cao hơn thì có quyền kiểm soát giá, hay là độc quyền về giá (Ví dụ: Tăng giá xăng)

*Chiến lược giá – Chiến lược quan trọng trong marketing mix

Việc định giá sản phẩm đã quan trọng rồi, nhưng chiến lược giá phải phù hợp với khả năng chi trả của từng nhóm đối tượng mình hướng đến.

  • Chiến lược giá Hớt váng sữa (sử dụng cho các sản phẩm mới tung ra thị trường)
  • Chiến lược giá xâm nhập thị trường (vừa dành cho các sản phẩm mới tung ra thị trường)
  • Chiến lược giá đánh vào tâm lý khách hàng
  • Chiến lược giá khuyến mại
  • Chiến lược giá theo khu vực địa lý
  • Chiến lược giá cho thành viên
  • Chiến lược giá chiết khấu

Chiến lược giá cho sản phẩm khác nhau sẽ khác nhau Lưu ý: Chiến lược giá sản phẩm trong marketing mix phải đi từ sản phẩm. (Sản phẩm phải có giá trị và mức giá phù hợp với khả năng thanh toán của khách hàng)

*Phương thức thanh toán

Mỗi nhóm khách hàng thì thì có những phương thức thanh toán khác nhau:

  • Thanh toán trả ngay.
  • Thanh toán trả góp.
  • Thanh toán bằng tiền mặt.
  • Thanh toán quẹt thẻ.
  • Thanh toán chuyển khoản.
  • Thanh toán bằng thẻ tín dụng.
chính sách bán hàng trong marketing mix
chính sách bán hàng trong marketing mix

Bạn vừa đọc xong 20% lộ trình xây dựng chiến lược marketing Mix

c. Place (Kênh Phân phối)

Kênh phân phối là đại diện cho các địa điểm mà một sản phẩm có thể được mua. Nó thường được gọi là các kênh phân phối. Nó có thể bao gồm bất kỳ cửa hàng vật lý cũng như các cửa hàng ảo trên Internet. Việc cung cấp sản phẩm đến nơi và vào thời điểm mà khách hàng yêu cầu là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ kế hoạch marketing mix 4P, hay 7P nào.

Lựa chọn, xây dựng kênh phân phối:

+ Từ nơi sản xuất ⇒ Người tiêu dùng
-Ưu điểm: Lợi nhuận lớn
-Nhược điểm: Khó khăn trong việc tối ưu chi phí, cách vận hành, vận chuyển, quản lý. Chỉ phù hợp bán số lượng ít, sản phẩm đắt tiền
-Phức tạp: Vừa sản xuất, vừa phân phối, vừa mang đi bán.

+ Từ nơi sản xuất ⇒ Đại Lý ⇒ Người tiêu dùng
Cần tuyển rất nhiều đại lý và phải có chính sách phát triển đại lý.
VD: Mỹ phẩm
Phù hợp với doanh nghiệp quy mô nhỏ

+ Từ nơi sản xuất -> Tổng Đại Lý ⇒ Đại lý ⇒ Người Tiêu Dùng.

Giao cho 1 – 2 đơn vị tổng rồi các tổng sẽ phân phối cho các đại lý. Tổng đại lý sẽ đi phát triển các đại lý nhỏ hơn, các đại lý sẽ có chiến lược tiếp cận người tiêu dùng.

Mục tiêu của kênh phân phối trong marketing mĩ là “Đem lại sự tiện lợi cho người tiêu dùng”

*Dự tính độ bao phủ

Tùy theo mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp mà các marketer sẽ tính toán độ phủ của hệ thống kênh phân phối. Tối ưu kênh phân phối để tiết kiệm chi phí và tiện cho khách hàng, người tiêu dùng sử dụng sản phẩm.

Độ rộng lớn: Hệ thống phân phối trải rộng những tỉnh nào?

Độ dày đặc: Trên một khu vực có bao nhiêu điểm phân phối

Điểm phân phối trong chiến lược marketing mix
Điểm phân phối trong chiến lược marketing mix

*Xác định địa điểm phân phối

Doanh nghiệp cần tính toán việc chọn địa điểm phân phối hợp lý nhất, thiết kế gần với khách hàng mục tiêu nhất? khoảng cách cách điểm có gần nhau quá hay cách xa nhau.

Chiến lược marketing mix - bao phủ sản phẩm
Điểm phân phối nhiều giúp doanh nghiệp dễ bao phủ thị trường

*Logistic

Để kênh phân phối hoạt động tốt cần có logistic, cụ thể là: kho bãi, quản lý hàng tồn kho, vận chuyển, liên lạc với khách hàng, đại lý

d. Promotions (xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ bán hàng):

Hoạt động hỗ trợ bán hàng là tất cả các hoạt động nhằm đảm bảo rằng khách hàng nhận biết về sản phẩm hay dịch vụ của bạn, có ấn tượng tốt về chúng và thực hiện giao dịch mua bán thật sự.

Những hoạt động này bao gồm quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ, cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí, các bảng thông báo, đưa sản phẩm vào phim ảnh, tài trợ cho các chương trình truyền hình và các kênh phát thanh được đông đảo công chúng theo dõi, tài trợ cho các chương trình dành cho khách hàng thân thiết, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua thư trực tiếp, giới thiệu sản phẩm tận nhà, gởi catalog cho khách hàng, quan hệ công chúng…

4 yếu tố cần phân tích khi sử dụng mô hình marketing mix 4P

Promotion cần sử dụng nhiều môi trường khác nhau.

*Quảng cáo – Advertising:

Quảng cáo là hình thức truyền thông giúp truyền đạt thông tin về sản phẩm/dịch vụ. Quảng cáo chia làm 2 loại là Quảng cáo Online và Quảng cáo Offline

Quảng cáo Online gồm: Quảng cáo truyền hình (tivi, game show, quảng cáo), quảng cáo Facebook, quảng cáo google, quảng cáo cốc cốc,  quảng cáo radio, PR báo điện tử…

Quảng cáo Offline bao gồm: Quảng cáo ngoài trời, quảng cáo thang máy, quảng cáo phương tiện di chuyển, quảng cáo Pano, quảng cáo báo giấy, tờ rơi…

quảng cáo trong marketing mix
Quảng cáo trong marketing mix

*Bán hàng cá nhân – Personal selling:

Bán hàng là hình thức nhằm giới thiệu sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng mục tiêu. Chiến lược bán hàng cá nhân cần được lập kế hoạch từ trước: Các công việc của bán hàng là gì? Lục lược bán hàng gồm những ai? Công việc triển khai ở đâu? Cách thức bán hàng như thế nào?…Bạn cần lập kế hoạch bán hàng trước:

Tuyển dụng nhân viên bán hàng

Đào tạo đội ngũ bán hàng

Giám sát đội ngũ bán hàng

Đánh giá đội ngũ bán hàng

bán hàng cá nhân trong marketing mix
Bán hàng cá nhân trong marketing mix

*Sales Promotion (Một số sách và nguồn trên Internet gọi là “xúc tiến bán hàng”)

Đây là hình thức thúc đây việc bán hàng, tăng doanh số cho doanh nghiệp. Các hoạt động xúc tiến bán hàng khá đa dạng như đưa chương trình khuyến mãi, quà tặng…

+ Xúc tiến bán cho các sản phẩm tiêu dùng

Mẫu dùng thử – Samples: Nhà sản xuất phát mẫu dùng thử cho khách hàng mục tiêu sử dụng, sau khi cảm nhận người dùng sẽ ra quyết định mua hay không mua

Hoàn tiền – Refund: Hoàn tiền lại nếu như khách hàng không thỏa mãn hoặc sản phẩm bị lỗi

Price packs: Hình thức này sẽ gom 2 – 3 sản phẩm vào 1 để bán theo combo

Sản phẩm tặng kèm: Mua 1 tặng 1. Ví dụ: mua cafe tặng thêm cốc

Các chương trình trò chơi, cuộc thi…: Mua ti vi có phiếu rút trúng thưởng, nếu thắng sẽ được nhận quà tương ứng.

+ Xúc tiến bán cho thị trường doanh nghiệp

Giảm giá trên đơn vị sản phẩm cho đơn hàng số lượng lớn

Chiết khấu

Tặng kèm sản phẩm

Sản phẩm tặng kèm

Quà tặng (Kệ trưng bày sản phẩm, bút, viết, sổ sách in logo nhà sản xuất…)

*PR – Quan hệ cộng đồng/công chúng

PR là hình thức quảng cáo sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp trên các trang báo, tạp chí, câu chuyện, sự kiện, tin đồn liên quan đến SP/DV nhằm quảng bá sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng.

Chiến lược Pr trong marketing Mix
Chiến lược Pr trong marketing Mix
Các hình thức PR:

Buổi phỏng vấn, trò chuyện, giao lưu giữa doanh nghiệp và người tiêu dung, khách hàng mục tiêu

Đăng bài trên báo Điện tử

Đang bài trên báo giấy

Họp báo

Tạo Scandal

Thuê Kols

Mỗi hình thức PR khác nhau sẽ mang lại hiệu quả khác nhau, nhưng nếu sử dụng không đúng cách sẽ tiêu tốn chi phí. Doanh nghiệp không có đội ngũ marketing chuyên nghiệp lên thuê các chuyên gia đầu ngành tư hình thức PR sao cho chiến lược marketing mix đạt hiệu quả cao nhất.

2.2. Mô hình marketing Mix 7P

Mô hình marketing mix 7P được thực hiện từ mô hình 4P + 3P nữa đó là:

– Con người ( People): Chính sách chung về phát triển nhân lực, nhân sự công ty nói chung; nhân lực Marketing nói riêng

– Quy trình (Process): Tiến trình thực hiện, cải tiến quy trình sản phẩm quy trình thực hiện nhiệm vụ…

– Triết lý (Physical evidence): Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật, các yếu tố hỗ trợ cho chiến lược Marketing.

Bạn có thể tham khảo thêm mô hình marketing gốc giúp doanh nghiệp đơn giản và tối ưu gốc rễ về marketing

chiến lược marketing mix 7p
Mô hình marketing 7P bao gồm marketing 4P và 3P gồm con người, quy trình, triết lý

3/ Marketing mix dưới góc nhìn của marketing gốc

Thưa quý vị, việc áp dụng mô hình marketing 4P, 7P…. hay có nâng cấp nhiều P lên nữa thì vấn đề đặt ra của doanh nghiệp làm marketing đó là giải quyết nhu cầu của khách hàng giúp khách hàng thỏa mãn. Vậy xuất phát từ nhu cầu và từ nhu cầu đó mới hình thành quá trình khảo khát sở hữu và chinh phục nhu cầu đó.

4/ Giải pháp marketing Gốc – Mago Marketing

Mago Marketing là đơn vị uy tín hàng đầu về lĩnh vực tư vấn chiến lược marketing và thực thi marketing cho các doanh nghiệp ở tất cả lĩnh vực. Chúng tôi đưa ra giải pháp toàn diện về marketing, thị trường, về chiến lược marketing bài bản cho doanh nghiệp.

Mago marketing ứng dụng nền tảng marketing gốc, tối ưu gốc rễ về marketing cho doanh nghiệp. Chúng tôi tư vấn xây dựng chiến lược marketing, dịch vụ marketing thuê ngoài bài bản từ chiến lược tới thực thi. Hiểu thấu gốc rễ nên chúng tôi có thể xây dựng và triển khai và hoàn thiện chiến lược marketing tổng thể ở tất cả các lĩnh vực trong và ngoài nước.

Các bước tư vấn gồm:

– Nghiên cứu thị trường, phân tích thị trường.

– Nghiên cứu dung tích thị trường, Đo dung tích thị trường.

– Xây dựng định vị thương hiệu.

– Xây dựng chiến lược marketing.

– Thực thi Marketing.

– Đào tạo phòng marketing.

Với đội ngũ chuyên gia trình độ, được đào tạo chuyên sâu về Marketing với những kinh nghiệm đặc biệt sẽ xác định rõ các vấn đề marketing, phân tích và kiến nghị các giải pháp giải quyết vấn đề đó, tăng doanh số, nâng tầm thương hiệu. Các dịch vụ của chúng tôi đã và đang là công cụ đắc lực cho hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Để xây dựng được chiến lược marketing mix hiệu quả, các doanh nghiệp cần có đội ngũ marketing chuyên nghiệp hoặc thuê các chuyên gia, công ty agency tư vấn, khảo sát thị trường, đưa chiến lược và triển khai cụ thể để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Mọi thông tin chi tiết quý vị liên hệ với chúng tôi:

Công ty TNHH Công Nghệ Mago Marketing

3 vấn đề của con người mà người kiếm tiền online phải biết

Mago Marketing là đơn vị cung cấp giải pháp toàn
diện về marketing từ chiến lược tới thực thi.
Hệ thống website: Mago.vn cung cấp các công cụ đa
dạng về thực thi marketing giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các chiến dịch marketing.
  • 500+ themes WordPress chuẩn Seo, chuyên nghiệp đầy đủ  các ngành nghề bạn chỉ mất 5 phút để cài xong 1 website
  • Bộ kho công cụ đồ họa giúp doanh nghiệp tối ưu thời gian làm video, thiết kế theo các mẫu dựng sẵn.
  • Giải pháp tự động hóa quy trình Sale Marketing
Mọi thông tin liên hệ : Mago Marketing
 
Hotline: 0971226625
Zalo: 0971226625
Email: khachhang@thuengoaimarketing.vn
Website: https://thuengoaimarketing.vn

Thuengoaimarketing.vn Việt Nam chuyên Thiết kế website và đào tạo kinh doanh online.

Tag: Dịch vụ marketing thuê ngoài, dịch vụ tư vấn marketing, tư vấn chiến lược marketing, dịch vụ marketing

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *