Chuyển tới nội dung

Định vị thương hiệu

Ngày nay, các doanh nghiệp kinh doanh luôn mong muốn mang lại những giá trị hữu ích tới khách hàng nhưng luôn lúng túng không biết định vị thương hiệu? Việc định vị thương hiệu phải triển khai như thế nào? Đó là trăn trở của nhiều doanh nghiệp trong thế giới cạnh tranh toàn cầu.

Các bước định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu là gì?

Định vị thương hiệu là gì?

“Định vị thương hiệu là việc giúp khách hàng thấu hiểu sản phẩm/dịch vụ. Định vị thương hiệu là nền tảng trong quá trình thực hiện các kế hoạch marketing dựa vào sứ mệnh, mục tiêu, định hướng, chiến lược của doanh nghiệp và các yếu tố tác động, biến động bên ngoài, cạnh tranh của doanh nghiệp của doanh nghiệp giúp chúng ta đưa ra được thông điệp định vị” – Theo Marketing Gốc

Mục tiêu của định vị thương hiệu là tạo hình ảnh khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Nét riêng của thương hiệu giúp khách hàng phân biệt sản phẩm này với các sản phẩm cùng loại. Việc định vị thương hiệu cần thực hiện trước khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp (logo, bao bì, nhãn mác….)

Lợi ích khi định vị thương hiệu

– Tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ

– Khai thác đúng tâm lý, nhu cầu của khách hàng

– Nâng cao năng lực và lợi thế kinh doanh

– Tăng độ phủ thương hiệu

Chiến lược định vị như thế nào?

Mỗi một thương hiệu, doanh nghiệp đều có một hình ảnh nhất định trong tâm trí người tiêu dùng. Hình ảnh này được hình thành từ nhận thức về thương hiệu đó hay được hình thành từ quá trình trải nghiệm về sản phẩm.

Chiến lược định vị thương hiệu của doanh nghiệp là lựa chọn và xây dựng trong tâm trí khách hàng một thông điệp rõ ràng nhằm tạo ra những lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Việc định vị hình ảnh thương hiệu của mình tới khách hàng là một trong những yếu tố rất quan trọng giúp doanh nghiệp.

Thuộc tính ảnh hưởng định vị thương hiệu thành công:

  • – Thuộc tính về sản phẩm
  • – Thuộc tính về chất lượng
  • – Thuộc tính về giá trị sử dụng hoặc ứng dụng
  • – Người sử dụng sản phẩm
  • – Lớp sản phẩm
  • – So sánh với những sản phẩm cạnh tranh
  • – Dựa trên lợi ích hoặc giải pháp

Yếu tố ảnh hưởng tới định vị

Giá trị mà khách hàng nhận được: Ví dụ: Bạn tập trung các sản phẩm cao cấp, chất lượng tốt, giao hàng nhanh…

Đáp ứng nhu cầu thị trường: Thông điệp định vị phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng

Khác biệt so với đối thủ: Thông điệp không trùng với bất kỳ đổi thủ nào trên thị trường

Khách hàng cảm nhận được giá trị: Đầu tiên thông điệp phải giúp khách hàng hiểu được giá trị, nếu không điều đó là vô nghĩa.

Tham khảo bài viết xây dựng chiến lược thương hiệu

Chiến lược định vị thương hiệu

Quy trình định vị thương hiệu

Trong kinh doanh, các doanh nghiệp có thương hiệu thì càng chủ động, tức là doanh nghiệp đã chiếm được sự yêu mến của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ. Nó là sự so sánh giữa các doanh nghiệp, thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ trong tâm trí khách hàng khi họ mua sản phẩm. Vậy dưới đây là những bước để bạn đưa ra chiến lược định vị phù hợp với khách hàng.

Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là nhóm người sẵn sàng bỏ tiền ra mua sản phẩm. Vì khi xác định đúng đối tượng khách hàng giúp đưa ra các chiến lược định vị được rõ ràng và cụ thể hơn.

Định vị thương hiệu, brand Position
Trong định vị thương hiệu, việc nghiên cứu khách hàng tiềm năng rất quan trọng

Ví Dụ: Cặp Da Nam được là từ da bò hoặc da cá sấu, sẽ có nhóm khách hàng mục tiêu là nam giới tuổi từ 25 – 35, thu nhập cao, làm văn phòng hoặc làm kinh doanh, có tri thức và…Những chi tiết đó sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra nhưng tiêu chuẩn định vị khi trả lời các câu hỏi theo 5W gồm:

  • Who: Ai sẽ là người mua? Ai sử dụng ? Ai gây ảnh hưởng ? …
  • What: Họ tìm kiếm điều gì ở sản phẩm ?
  • Why: Tại sao họ quan tâm tới điều đó ? Họ mua để làm gì ?
  • Where: Họ ở đâu ? Thuộc tầng lớp nào ? Địa điểm mua sắm nào gần gũi với họ?
  • When: Họ mua khi nào? Vào dịp nào ?

Bước 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh

Trong một thị trường luôn tồn tại sự cạnh tranh. Bản chất của định vị là khiến người dùng nhớ đến thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ khi mua hàng. Vì vậy, doanh nghiệp cần có các chiến lược định vị khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

Bạn cần tập trung đo lường những phản hồi của khách hàng về sản phẩm hiện có, so sánh các đặc tính thương mại, kỹ thuật… và xác định sự khác biệt của mình trong mối tương quan đó.

Ví dụ: Công ty dự đinh tung sản phẩm nước giặt mới ra thị trường. Bạn cần phải nghiên cứu tất các các đối thủ cạnh tranh co bán cùng loại sản phẩm phẩm đó trên thị trường, khảo sát các phản hồi từ phía khách hàng…làm cơ sở để lập chiến lược định vị

Bước 3: Nghiên cứu các thuộc tính sản phẩm.

Bạn có thể phân tích sản phẩm trên 2 nhóm chính:

Đặc điểm sản phẩm: Thành phần, nguyên liệu, công nghệ, lợi ích, hiệu quả sử dụng, bao bì, nhãn mác…

Dịch vụ thương mại: Chế độ bảo hành, thanh toán, khuyến mãi, chính sách sau bán hàng…

Tất cả các thuộc tính đều tác động rất lớn đến hành vi mua hàng nên bạn cần nghiên cứu kỹ để đưa ra chiến lược phù hợp.

Bước 4: Lập sơ đồ định vị xác định tiêu thức định vị

Sơ đồ định vị là những trục tọa độ thể hiện giá trị của các thuộc tính khác nhau mà nhà nghiên cứu có thể dựa vào đó xác định vị trí sản phẩm của mình trong tương quan với đối thủ cạnh tranh.

Thông thường doanh nghiệp thường lập chiến lược định vị thông qua giá và chất lượng hoặc có thể thông qua một tiêu thức định vị khác.

Như vậy thương hiệu Sunsilk không tìm phương án định vị theo sơ đồ này, vì sản phẩm của họ không nổi bật hơn các đối thủ về cả hai thuộc tính: giá trị – trị gàu. Do đó một trục định vị khác có thể sẽ hợp lý hơn.

Theo sơ đồ trên rõ ràng Sunsilk đã có thể chọn tiêu thức định vị cho mình, và câu khẩu hiệu ” óng mượt như tơ ” sẽ là vũ khí chính để khẳng định sự vượt trội của sản phẩm về thuộc tính này.

Chiến lược định vị thương hiệu
Xác định cách định vị thương hiệu rất quan trọng

Bước 5: Quyết định chiến lược định vị.

Sau một loạt nghiên cứu, phân tích, doanh nghiệp cần cân nhắc 2 điều kiện sau để đưa ra chiến lược định vị phù hợp.

+ Mức cầu dự kiến của thị trường: Nếu doanh nghiệp có ngân sách lớn và muốn phủ thị trường về giá thì có thể chọn định vị phân khúc khách hàng có thị phần lớn và lấy giá cả làm lợi thế cạnh tranh. Còn nếu muốn tập trung thì doanh nghiệp nên tập trung vào các phân khúc lớn các những thuộc tính phù hợp khác.

+ Mức độ cạnh tranh giữa các sản phẩm hiện có trên thị trường: 2 thương hiệu cùng 1 sản phẩm sẽ tạo nên những cảm nhận giống nhau trong tâm trí người dùng nhưng có sự khác biệt về cách sử dụng. Vì vậy có thể định vị một thương hiệu khác với đối thủ nhờ vào đặc tính này ( ví dụ: Cafe phố, cafe bụi, cafe hạt say, cafe cho người sành điệu…).

Giải pháp của định vị thương hiệu

Mago Marketing Marketing là đơn vị uy tín hàng đầu về lĩnh vực tư vấn, tham vấn về marketing. Chúng tôi sáng tạo để tạo ra cho cộng đồng doanh nghiệp những chiến lược marketing sáng tạo, phương thức thực thi hiệu quả.

Giải pháp định vị thương hiệu
Giải pháp định vị thương hiệu tại Mago Marketing

Tham khảo:Báo giá gói chuẩn hóa định vị thương hiệu

Mago Marketing hội tụ các chuyên gia marketing hàng đầu tại Việt Nam, đặc biệt Chuyên gia: Vũ Đức Phương – Ông là nhà nghiên cứu Marketing gốc, ông đang là chuyên gia đào tạo, tư vấn, tham vấn cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước

LIÊN HỆ TƯ VẤN: CHIẾN LƯỢC MARKETING TỔNG THỂ, TƯ VẤN ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU:

Mago Marketing AGENCY

Hotline: 0971.2266.25

Email: khachhang@thuengoaimarketing.vn

Tag: thuê ngoài phòng marketing, tư vấn chiến lược marketing, tư vấn xây dựng thương hiệu, dịch vụ marketing cho doanh nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *