Chuyển tới nội dung

Hướng dẫn viết bài chuẩn SEO

Viết bài chuẩn SEO:

36 mẹo giúp bạn viết bài chuẩn SEO, đến từng chi tiết

Cần chuẩn bị những gì?

Bạn hay nghĩ ra chủ đề rồi cứ thế mà gõ, phiêu phiêu theo bàn phím và tạo ra một bài viết chuẩn SEO đứng top 10 Google sau 6 tiếng đồng hồ cần mẫn. Tuy nhiên điều này hiếm xảy ra lắm nha. Bạn cần làm một vài thứ trước:

  1. Hiểu ý định của người tìm kiếm: Mỗi tìm kiếm luôn đi kèm với ý định nào đó, tìm kiếm với mục đích tìm hiểu thông tin, (ví dụ ý định mua một sản phẩm, hoặc chỉ để khảo sát trước…). Hiểu rõ ý định này giúp bạn định hướng nội dung phù hợp hơn.
  2. Nghiên cứu từ khóa chính cần SEO và các từ khóa quan trọng liên quan (nếu có): ví dụ bài này từ khóa chính cần SEO là “viết bài chuẩn SEO”, ngoài ra mọi người còn thường tìm kiếm các từ khóa như “bài viết chuẩn SEO”, “cách viết bài chuẩn SEO”, “kiểm tra bài viết…”
  3. Tham khảo các bài viết top đầu khác xem họ có gì đặc biệt: học cái hay, và chọn lọc chúng viết theo ý riêng của bạn.
  4. Ngoài văn bản, bạn có ý định bổ sung nội dung nào khác hấp dẫn không? chẳng hạn ảnh minh họa, infographic, video, âm thanh, vân vân. Nhưng cần lưu ý đừng cố nhồi vào để cho có, nếu có ích hơn cho người dùng bạn mới nên thêm vào. Thiện cảm cảu người dùng là rất quan trọng.
  5. Bạn định làm thế nào để nội dung bài viết trở nên độc đáo so với hàng tá bài viết khác. Tính khác biệt là điều đặc biệt quan trọng trong bối cảnh mà người dùng có thể tìm thấy rất nhiều thông tin trong hầu hết các chủ đề.
  6. Cuối cùng và cực kỳ quan trọng, tổng hợp cả các ý trên: làm thế nào để nội dung của bạn hay hơn? Vì nếu trang của bạn không vươn lên được và lọt vào trang 1, thì khả năng nó nhận được lưu lượng truy cập sẽ rất thấp (nếu không muốn nói là cực kỳ thấp với các từ khóa có khối lượng tìm kiếm không cao, rất ít người tìm đến trang 2, trang 3,…). Nói thực nhé, tôi cũng đang lo bài này không lọt vào top 10 đấy!

Tóm tắt những yếu tố quan trọng nhất trong bài viết chuẩn SEO

hướng dẫn viết bài chuẩn SEo

Giờ chúng ta đi vào nội dung cụ thể từng bước cụ thể nào.

Tối ưu từ khóa trong viết bài chuẩn SEO

Từ khóa vẫn là điều đầu tiên bạn cần quan tâm khi viết bài.


1. Tiêu đề có từ khóa

Mẹo nhanh:

  • Đặc biệt chú ý đến điều này khi SEO với từ khóa dài

Thông thường thì tiêu đề của chúng ta luôn có từ khóa rồi, nhưng đôi khi với từ khóa dài có thể bạn không để ý và đặt tiêu đề không có chứa cụm từ khóa hoàn hoàn chỉnh (khớp chính xác).

Ví dụ, với bài này (từ khóa là “viết bài chuẩn seo”) thì tiêu đề: “30 mẹo viết bài chuẩn SEO: dễ làm hơn bạn tưởng” (1) sẽ hay hơn tiêu đề “viết bài thế nào để chuẩn SEO: 30 mẹo dễ làm” (2).

Lý do nằm ở chỗ tiêu đề (1) chứa chính xác cụm từ khóa cần SEO, trong khi đó tiêu đề (2) lại làm xáo trộn thứ tự từ khóa (mặc dù về ý nghĩa thì không thay đổi nhiều).


2. Từ khóa xuất hiện sớm trong tiêu đề

Mẹo nhanh:

  • Càng sớm thì càng tốt;
  • Nhưng cần tránh mất tự nhiên;

Điều này có nghĩa là với bài này, tiêu đề kiểu “30 mẹo viết bài chuẩn SEO dễ làm, hiệu quả cao” có thể sẽ tốt hơn tiêu đề “Làm thế nào để có thứ hạng cao trên Google: 30 mẹo viết bài chuẩn SEO“.

Nguyên nhân là vì Google có thể đánh giá các từ khóa ở gần tiêu đề có trọng số cao hơn các từ khóa ở cuối tiêu đề.


3. Tránh tiêu đề quá ngắn hoặc quá dài

Mẹo nhanh:

  • Tiêu chuẩn là 50 – 60 ký tự
  • Hoàn toàn có thể khác chuẩn khi cần thiết
  • Nghĩ đến người đọc nhiều hơn khi đặt tiêu đề

Tiêu đề quá ngắn làm bạn giảm bớt tiềm năng tối ưu từ khóa, cũng như giảm khả năng đưa ra được thêm thông tin hữu ích hơn cho người dùng, và suy cho cùng, trước khi người đọc click vào liên kết của bạn thì họ phải đọc tiêu đề đã! Do vậy tiêu đề có nội dung nghèo nàn chắc chắn làm suy giảm tỷ lệ nó được click trên trang kết quả tìm kiếm.

Google giới hạn độ dài tiêu đề tính theo px (điểm ảnh), tuy nhiên cách tốt hơn để bạn ước tính tiêu đề trong giới hạn là số lượng ký tự từ 50 đến 60 (tương đương với 12 đến 15 từ).

Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra tiêu đề của các bài viết này nhấn mạnh đến những điểm sau:

  • Đưa con số vào tiêu đề: họ sử dụng các từ như “5 cách“, “7 cách“, “9 điểm“…Có đến 6/10 tiêu đề có số
  • Hướng dẫn chi tiết: họ sử dụng các từ như “chi tiết đến tận răng” hoặc “cặn kẽ, chi tiết nhất
  • Dành cho người mới: họ sử dụng các từ như “cho người mới“, rõ ràng những người tra từ khóa này chắc chắn là người mới rồi
  • Nhấn mạnh đến sự phù hợp: họ sử dụng các từ như “chuẩn“, “ưng ý“, “phù hợp“, “chính xác
  • Chi phí: sử dụng từ như “hợp túi tiền
  • Yếu tố kỹ thuật: sử dụng từ như “thông số trên vợt

4. Từ khóa xuất hiện trong 100 từ đầu tiên của bài viết

  • Vòng vèo là dại dột với nội dung trên web
  • Từ khóa càng xuất hiện sớm trong bài thì càng tốt, và dân SEO thường lấy tiêu chuẩn 100 từ đầu tiên cho dễ nhớ

5. Từ khóa trong các thẻ h2, h3

Đây là các đầu mục trong bài viết, và từ khóa xuất hiện ở đây thường cho hiệu quả tốt hơn là không có, tất nhiên bạn không nên gượng ép.


6. Tránh nhồi nhét từ khóa

Các bài viết nhồi nhét từ khóa rất dễ nhận ra, vì nó thường mất tự nhiên, ví dụ:

nhồi nhét từ khóa gây tác dụng ngược

Từ khóa “sách cũ” được lặp quá nhiều trong đoạn trên.


7. Tránh tỷ lệ từ khóa quá thấp

Tỷ lệ từ khóa cần ở ngưỡng trung dung. Nếu bạn để tỷ lệ quá thấp cũng không tốt đâu. Vậy con số nào thì phù hợp?

Không có con số lý tưởng nào, nhưng 1% – 2% là ngưỡng được cho là an toàn. Còn 3% là đẹp

Tuy vậy nếu bạn viết tự nhiên thì không cần quá quan trọng đến tỷ lệ này, có thấp hơn một chút cũng không sao.

P/S: công thức tính tỷ lệ từ khóa (keyword density formula): (100* (Số lần xuất hiện từ khóa * số từ trong từ khóa)) / tổng số từ của bài viết.

Chẳng hạn, giả sử từ khóa “viết bài chuẩn SEO” xuất hiện 15 lần, và bài viết này có 6000 từ thì tỷ lệ từ khóa của nó là:

(100 * (15 * 4)) / 6000 = 1%


8. Chọn URL ngắn gọn cho tiêu đề bài viết

  • URL có từ khóa chính cần SEO;
  • Độ dài nằm trong khoảng 3 đến 5 từ;

9. Viết meta description nếu bạn tự tin

  • Tóm lược nội dung chính của bài;
  • Nên có từ khóa bắt đầu sớm;
  • Độ dài khoảng 160 ký tự (có thể dài hơn nếu cần);
  • Viết tự nhiên;

Thẻ mô tả meta description không còn chiếm vị trí quan trọng trong SEO như ngày xưa. Nhưng nếu bạn tự tin viết tốt thì rất nên viết nội dung cho thẻ này, vì nó có khả năng hỗ trợ SEO theo con đường vòng.

click để sửa meta description

10. Tránh trùng lặp từ khóa

Những website viết nhiều có thể xảy ra hiện tượng trùng lặp từ khóa. Nghĩa là bạn có nhiều bài viết khác nhau trên website cùng SEO cho một từ khóa nào đấy. Điều này là không tốt cho SEO ở vài khía cạnh sau:

  • Nếu nội dung của hai bài khác nhau tương đối thì việc bạn tạo ra hai bài SEO cho cùng một từ khóa sẽ không thể bằng việc bạn kết hợp cả hai để tạo ra một bài viết chất lượng hơn.
  • Nếu nội dung của hai bài khá giống nhau, thế thì không có lý do để bạn tạo ra hai bài làm gì cả!
  • Ngoài ra trong mọi trường hợp việc tạo ra 2 bài sẽ làm phân tán các liên kết nội bộ và backlink (nếu có). Nếu website của bạn chỉ có một bài cho một từ khóa, thì ít nhất liên kết nội bộ cũng sẽ tập trung hơn.

Làm thế nào bạn tránh được trùng lặp từ khóa. Đơn giản là trước khi viết một chủ đề nào đó, bạn nên search trước trên trang của chính bạn xem nó đã tồn tại hay chưa?


11. Liên kết nội bộ đến các bài khác, có liên quan và nội bộ bài viết

Mẹo nhanh:

  • Phải là bài liên quan thực sự
  • Chất lượng bài tốt
  • Không nên liên kết quá dày

Tham khảo cách tạo backlink nội bộ


12. Chú ý đến văn bản neo của liên kết nội bộ

Bạn nên để văn bản neo có chứa từ khóa cần SEO, nhưng nên có văn bản neo đa dạng.

Chẳng hạn chính bài viết này có thể để các văn bản neo như:

  • Viết bài chuẩn SEO (khớp chính xác);
  • Bài viết chuẩn SEO (đảo một chút thứ tự);
  • Cách SEO nội dung (liên quan gần);
  • kiencang.net/viet-bai-chuan-seo (URL trần như nhộng);

Nếu chỉ để văn bản neo là “viết bài chuẩn SEO” trên mọi liên kết nội bộ thì Google sẽ không đánh giá cao chúng, và bạn bỏ lỡ cơ hội SEO các từ khóa gần nghĩa với từ khóa chính (ví dụ mọi người có thể tra từ khóa “cách tạo bài viết chuẩn SEO”).


13. Trỏ liên kết ra ngoài khi cần thiết

Mẹo nhanh:

  • Chất lượng, đúng lúc, đúng chỗ;

Đừng sợ các liên kết trỏ ra ngoài sẽ làm bạn mất mát điều gì, trong thực tế các trang web có thứ hạng tốt rất thường xuyên trỏ liên kết ra website bên ngoài.

P/S: một lần nữa, các liên kết bên ngoài cũng cần tự nhiên. Có những nội dung rất dễ liên kết đến trang ngoài, ví dụ các nội dung bao trùm chủ để rộng, thiên về tìm hiểu kiến thức. Ngược lại có những trang có thể không nên liên kết đến trang ngoài, chẳng hạn trang bán sản phẩm, vì có thể khách hàng sẽ chuyển ra trang bên ngoài trước khi cho sản phẩm vào giỏ hàng và hoàn tất thanh toán!


14. Mở liên kết ngoài ra tab mới

Liên kết ngoài là nội dung bổ sung hữu ích cho trang của bạn, tuy nhiên thực lòng mà nói bạn không muốn mọi người click vào liên kết ngoài rồi rời luôn trang của bạn và chìm đắm vào website bên ngoài đó!

Mẹo này đặc biệt hữu dụng với người dùng máy bàn, laptop.

P/S: đối với các liên kết nội bộ, trong đa số trường hợp bạn không cần mở liên kết ngoài ở tab mới.


15. Có các bài viết liên quan ở cuối bài

  • Bài liên quan có thể nên có ảnh minh họa;
  • Không nên có quá ít hoặc quá nhiều bài liên quan (từ 3 đến 7 bài là ổn);
  • Nên chủ động thêm thủ công khi có thể, thay vì lúc nào cũng sử dụng tính năng tự động;

Tại sao?

Vì các bài viết liên quan tự động đôi khi không đúng ý chúng ta, vì vậy bạn nên sử dụng plugin tạo bài viết liên quan có khả năng tùy biến theo nhu cầu (như có ảnh đại diện, độ dài tiêu đề, và quan trọng nhất chọn được liên kết cụ thể bạn muốn thêm vào).


Tối ưu ảnh trong viết bài chuẩn SEO

Một bức ảnh có giá trị bằng cả ngàn từ, tuy rằng không phải lúc nào nó cũng làm được như thế!


16. Nên sử dụng ảnh bạn tự tạo nếu được

Ảnh bạn tự tạo ra sẽ tốt hơn cho SEO, đơn giản là vì các bức ảnh đó chưa từng tồn tại trước đây (máy tìm kiếm có khả năng nhận biết các ảnh giống nhau giữa các website, nó luôn đánh giá nội dung gốc cao hơn nội dung đi sao chép, trùng lặp).

Các ảnh tự tạo không hề khó làm, điện thoại thông minh là đủ cho bạn trong phần lớn trường hợp rồi, và quan trọng là đừng bó hẹp ý tưởng trong chuyện chụp ảnh, hay nói cách khác là “bài viết của bạn nói về chủ đề A” nhưng không nhất thiết bạn phải có được bức ảnh 100% về chủ đề A. Nhiều khi bức ảnh có tính gợi mở lại hấp dẫn hơn nhiều.

Ảnh gốc đóng vai trò rất quan trọng trong viết bài chuẩn seo

17. Nếu sử dụng lại ảnh hãy chọn thật cẩn thận

Sử dụng lại ảnh là cần thiết, nhưng hãy lựa chọn thật kỹ:

  • Tránh xa các ảnh stock: vì các ảnh này dễ tạo cảm giác giả tạo. PS: ảnh stock nôm na là các ảnh được lên kịch bản và chụp sẵn, nó rất công thức và thường đơn điệu, ví dụ hiếm có ảnh stock nào thích hợp cho văn hóa Việt, vì chủ yếu các ảnh stock do các công ty phương Tây làm
  • Tránh vi phạm bản quyền: việc vi phạm bản quyền có thể làm bạn bị tụt thứ hạng nếu trang web gốc gửi cáo buộc DMCA lên máy tìm kiếm
  • Tìm ảnh miễn phí: có rất nhiều kho ảnh miễn phí, kể cả bạn áp dụng vào bài viết có tính thương mại. Một số kho ảnh tốt là pixabay, pexels, và đặc biệt là flickr hay là canva

18. Cách chọn ảnh đại diện cho bài viết

  • Chọn ảnh có tính mô tả cho cả bài;
  • Ảnh phải nét;
  • Ảnh có kích cỡ lớn đủ dùng;

Nhiều hệ quản trị nội dung, trong đó có WordPress có tính năng chọn ảnh đại diện (Set featured image), giúp nội dung bài viết có tính hình ảnh nhiều hơn, làm đẹp thêm cho bài viết cũng như cả website:


19. Chọn tên ảnh có tính mô tả

  • Sửa các tên ảnh mặc định thành tên ảnh có tính mô tả;

Bạn không nên để ảnh có tên như thế này: “IMG_4002.jpg”, đây là kiểu tên ảnh mặc định và nó được cho là không tốt cho SEO

Lưu ý là nên đặt không dấu, vì đặt có dấu có thể gây ra lỗi hiển thị.


20. Chọn kích cỡ ảnh phù hợp

  • Ảnh không nên lớn hơn chiều rộng của website;
  • Ảnh nhỏ nên căn sang phải hoặc ra giữa, không nên căn trái;

Ảnh càng to sẽ chiếm càng nhiều dung lượng, và làm chậm tốc độ trang, ảnh hưởng xấu đến SEO.


21. Sử dụng ALT cho ảnh

Mẹo nhanh:

  • Ảnh nào cũng cần ALT;
  • ALT nên có từ khóa cần SEO nhưng không bắt buộc;
  • ALT không nên quá dài;

Lưu ý khác là đừng viết nội dung alt quá dài, xúc tích đủ dùng là ổn. Nội dung quá dài có thể bị máy tìm kiếm hiểu nhầm là spam


22. Sử dụng caption khi cần thiết

Caption được dùng để mô tả thêm cho bức ảnh, trong khi alt dành cho máy tìm kiếm, thì caption dành cho người đọc của chúng ta.

Có 2 điểm cần chú ý với caption là:

  • Chỉ khi cần thiết bạn mới nên thêm caption cho ảnh, đặc biệt là với ảnh cần giải thích thêm cho dễ hiểu. Với những ảnh mà bản thân nó đã đủ để hiểu rồi thì không cần thêm caption
  • Caption có thể viết dài, nó không bị giới hạn như alt. Tuy nhiên hãy viết tự nhiên, đừng viết caption dài chỉ để SEO

23. Không cần quan tâm đến title của ảnh

Ở thời điểm hiện tại, nhiều người làm SEO cho rằng title không có tác dụng SEO nào, do vậy bạn không cần để tâm


24. Sử dụng định dạng ảnh phù hợp

Ảnh có nhiều định dạng khác nhau: jpg, png, svg, gif, webp… Mỗi cái có ưu điểm riêng. Và bạn nên chọn theo ưu điểm của từng loại:

  • jpg: thích hợp cho ảnh nhiều màu sắc, như ảnh chụp đời sống
  • png: thích hợp cho ảnh cần ít màu, như ảnh chụp màn hình, hoặc cần thuộc tính trong suốt.
  • gif: thích hợp cho ảnh động
  • webp: nếu bạn cần giảm dung lượng ảnh xuống tối đa

Chọn theo ưu điểm sẽ cho bức ảnh đẹp hơn và đặc biệt là dung lượng sẽ tốt hơn rất nhiều. Hãy xem ví dụ sau:

Hai ảnh dưới đây hoàn toàn giống nhau, nhưng dung lượng thì khác nhau rất nhiều, nguyên nhân là vì định dạng của chúng khác nhau:

Kinh nghiệm ở đây là bạn không nên lưu ảnh chụp đời sống bằng định dạng PNG, hãy sử dụng JPG vì nó cho dung lượng tối ưu hơn nhiều.


25. Tối ưu hóa dung lượng ảnh

Bạn đã hiểu tại sao phải tối ưu dung lượng ảnh, tuy nhiên dung lượng không chỉ liên quan đến chọn định dạng.

Cách cực kỳ hiệu quả để giảm dung lượng ảnh là nén nó lại. Có 2 cách nén cơ bản là:

  • Nén ảnh mất chất lượng: ảnh giảm dung lượng được nhiều nhưng đi kèm chất lượng cũng giảm;
  • Nén không mất chất lượng: ảnh giảm dung lượng được ít, đổi lại chất lượng vẫn giữ nguyên;

Trong đa số trường hợp, tôi khuyên các bạn sử dụng loại nén không mất chất lượng để đảm bảo an toàn.


Vai trò của ngôn ngữ trong viết bài chuẩn SEO

Khi máy tìm kiếm khó tính chẳng kém gì giáo viên dạy môn văn của bạn.


26. Viết đúng chính tả

Văn bản sai lỗi chính tả đọc rất khó chịu. Bạn có thấy vậy không?

Hiện không có plugin hoặc ứng dụng tiện lợi nào có khả năng kiểm tra tự động chính tả tiếng Việt (tiện lợi ở đây nghĩa là vừa biên tập vừa phát hiện lỗi chính tả). Với tiếng Anh thì có, bạn có thể dùng các ứng dụng dành cho Chrome như là: Grammarly for Chrome hoặc Ginger.


27. Viết đúng ngữ pháp

Chính tả dễ phát hiện lỗi sai hơn, còn ngữ pháp thì không đơn giản.

Cách tốt nhất để tránh chuyện này là đọc lại cẩn thận bài viết của bạn và sửa những chỗ chưa ưng ý. Không có con đường tắt


28. Tránh sử dụng các câu/đoạn quá dài

Người đọc hay đọc lướt để thâu tóm ý chính, chứ không đọc chăm chú và cẩn thận như đọc sách.

Đó là lý do vì sao bạn nên viết ngắn gọn thôi. Viết cách liệt kê, và gạch đầu dòng là 1 cách hiệu quả

  • Liệt kê 1
  • Liệt kê 2
  • Liệt kê 3

Sẽ tốt hơn là như thế này: “Liệt kê 1, Liệt kê 2, Liệt kê 3….”


29. Tránh lặp từ

Viết bài chuẩn SEO rất quan trọng, vì dù bài có hấp dẫn, thú vị mà chẳng ai đọc bài đó, hoặc quá ít người đọc bài sẽ làm công dụng của bài giảm đi rất nhiều.

Để giảm lặp từ bạn có thể làm như sau:

  • Sử dụng đại từ thay thế cho danh từ:
  • Sử dụng từ đồng nghĩa

30. Font chữ, cỡ chữ và màu chữ chung của nội dung

  • Hướng đến tập khách hàng quan trọng nhất;

Nếu cỡ chữ rất nhỏ, và màu quá mờ. Phần lớn mọi người sẽ không thoải mái khi đọc nó, sẽ không tốt cho SEO.

Một số lời khuyên:

  • Sử dụng font chữ dễ nhìn: đặc biệt tránh các font hiển thị lỗi tiếng Việt
  • Cỡ chữ cần tránh quá lớn hoặc quá nhỏ: không có tiêu chuẩn lý tưởng trong việc chọn cỡ chữ, thí dụ người già có thể cần cỡ chữ lớn hơn so với người trẻ. Quan trọng là bạn cần nắm rõ được ai là khách hàng mục tiêu chủ yếu để có lựa chọn thích hợp.

Nếu bạn vẫn cần một con số cụ thể thì cỡ chữ từ 16px đến 22px là ổn trong phần lớn trường hợp.

  • Màu chữ cần tránh quá mờ hoặc quá tương phản

31. Bôi đậm, in nghiêng, gạch chân văn bản khi cần thiết

  • Chỉ dùng khi cần thiết;

Với những văn bản cần nhấn mạnh, bạn có thể làm nhiều cách để nó nổi bật hơn so với văn bản bên cạnh, chẳng hạn:

  • Bôi đậm
  • In nghiêng
  • Gạch chân
  • Đổi màu sắc của văn bản
  • Đổi màu nền của văn bản
  • VIẾT HOA TOÀN BỘ
  • Viết Hoa Các Chữ Cái Đầu Tiên
  • Để kích cỡ chữ to hơn thông thường
  • Đổi font chữ (ít dùng)

Một điều nên chú ý là không nên lạm dụng chúng. Vì nếu cái gì cũng được nhấn mạnh thì có nghĩa là bạn đang không nhấn mạnh bất cứ cái gì cả.


32. Sử dụng các cấu trúc định dạng văn bản riêng khi cần thiết

Có nhiều kiểu định dạng văn bản đặc thù mà bạn có thể dùng để làm nó trở nên hấp dẫn hơn, chẳng hạn:

Khi bạn cần chú thích câu nói của ai đó

Hoặc nội dung có cấu trúc bảng biểu:

5 thành phố đông dân nhất Thế giới Dân số
Tokyo, Nhật 38 triệu người
Delhi, Ấn Độ 26 triệu người
Thượng Hải, Trung Quốc 24 triệu người
Mumbai, Ấn Độ 21 triệu người
São Paulo, Brazil 21 triệu người

Nội dung đa phương tiện

Chữ không phải là tất cả.


33. Infographic

  • Infographic thì phải đẹp, không đẹp thì không dùng;

Sử dụng infographic khi thích hợp sẽ làm nội dung của bạn “dễ tiêu hóa” hơn nhiều.

Ví dụ, hãy xem sự nghiệp quần vợt của Nadal được trình bày hấp dẫn và đẹp như thế nào qua infographic dưới đây:

Infographic giúp bạn viết bài chuẩn SEO
Nguồn ảnh vnexpress.net

Một số người có thể than phiền rằng làm infographic không dễ, câu trả lời của tôi là: đúng vậy! Và chính vì nó không quá dễ nên nó mới có giá trị trong SEO.

Dù sao thì ở thời điểm hiện tại bạn đã có rất nhiều công cụ trực tuyến (cả miễn phí và trả phí) hỗ trợ làm infographic tương đối dễ dàng rồi.


34. Video

  • Nét;
  • Không bị rung lắc;
  • và Âm thanh rõ tiếng;

Video tạo cảm giác sống động, gần gũi. Nó là bổ sung rất hữu ích nếu bạn muốn làm nội dung hay và dễ tiếp thu hơn


35. File âm thanh

Âm thanh không hấp dẫn như video, nó giống như đài phát thanh giờ bị lép vế bởi đài truyền hình vậy.

 

Bạn hay nghĩ ra chủ đề rồi cứ thế mà gõ, phiêu phiêu theo bàn phím và tạo ra một bài viết chuẩn SEO đứng top 10 Google sau 6 tiếng đồng hồ cần mẫn. Tuy nhiên điều này hiếm xảy ra lắm nha. Bạn cần làm một vài thứ trước:

  1. Hiểu ý định của người tìm kiếm: Mỗi tìm kiếm luôn đi kèm với ý định nào đó, tìm kiếm với mục đích tìm hiểu thông tin, (ví dụ ý định mua một sản phẩm, hoặc chỉ để khảo sát trước…). Hiểu rõ ý định này giúp bạn định hướng nội dung phù hợp hơn.
  2. Nghiên cứu từ khóa chính cần SEO và các từ khóa quan trọng liên quan (nếu có): ví dụ bài này từ khóa chính cần SEO là “viết bài chuẩn SEO”, ngoài ra mọi người còn thường tìm kiếm các từ khóa như “bài viết chuẩn SEO”, “cách viết bài chuẩn SEO”, “kiểm tra bài viết…”
  3. Tham khảo các bài viết top đầu khác xem họ có gì đặc biệt: học cái hay, và chọn lọc chúng viết theo ý riêng của bạn.
  4. Ngoài văn bản, bạn có ý định bổ sung nội dung nào khác hấp dẫn không? chẳng hạn ảnh minh họa, infographic, video, âm thanh, vân vân. Nhưng cần lưu ý đừng cố nhồi vào để cho có, nếu có ích hơn cho người dùng bạn mới nên thêm vào. Thiện cảm cảu người dùng là rất quan trọng.
  5. Bạn định làm thế nào để nội dung bài viết trở nên độc đáo so với hàng tá bài viết khác. Tính khác biệt là điều đặc biệt quan trọng trong bối cảnh mà người dùng có thể tìm thấy rất nhiều thông tin trong hầu hết các chủ đề.
  6. Cuối cùng và cực kỳ quan trọng, tổng hợp cả các ý trên: làm thế nào để nội dung của bạn hay hơn? Vì nếu trang của bạn không vươn lên được và lọt vào trang 1, thì khả năng nó nhận được lưu lượng truy cập sẽ rất thấp (nếu không muốn nói là cực kỳ thấp với các từ khóa có khối lượng tìm kiếm không cao, rất ít người tìm đến trang 2, trang 3,…). Nói thực nhé, tôi cũng đang lo bài này không lọt vào top 10 đấy!

Tóm tắt những yếu tố quan trọng nhất trong bài viết chuẩn SEO

Tối ưu từ khóa trong viết bài chuẩn SEO

Từ khóa vẫn là điều đầu tiên bạn cần quan tâm khi viết bài.


1. Tiêu đề có từ khóa

Mẹo nhanh:

  • Đặc biệt chú ý đến điều này khi SEO với từ khóa dài

Thông thường thì tiêu đề của chúng ta luôn có từ khóa rồi, nhưng đôi khi với từ khóa dài có thể bạn không để ý và đặt tiêu đề không có chứa cụm từ khóa hoàn hoàn chỉnh (khớp chính xác).

Ví dụ, với bài này (từ khóa là “viết bài chuẩn seo”) thì tiêu đề: “30 mẹo viết bài chuẩn SEO: dễ làm hơn bạn tưởng” (1) sẽ hay hơn tiêu đề “viết bài thế nào để chuẩn SEO: 30 mẹo dễ làm” (2).

Lý do nằm ở chỗ tiêu đề (1) chứa chính xác cụm từ khóa cần SEO, trong khi đó tiêu đề (2) lại làm xáo trộn thứ tự từ khóa (mặc dù về ý nghĩa thì không thay đổi nhiều).


2. Từ khóa xuất hiện sớm trong tiêu đề

Mẹo nhanh:

  • Càng sớm thì càng tốt;
  • Nhưng cần tránh mất tự nhiên;

Điều này có nghĩa là với bài này, tiêu đề kiểu “30 mẹo viết bài chuẩn SEO dễ làm, hiệu quả cao” có thể sẽ tốt hơn tiêu đề “Làm thế nào để có thứ hạng cao trên Google: 30 mẹo viết bài chuẩn SEO“.

Nguyên nhân là vì Google có thể đánh giá các từ khóa ở gần tiêu đề có trọng số cao hơn các từ khóa ở cuối tiêu đề.


3. Tránh tiêu đề quá ngắn hoặc quá dài

Mẹo nhanh:

  • Tiêu chuẩn là 50 – 60 ký tự
  • Hoàn toàn có thể khác chuẩn khi cần thiết
  • Nghĩ đến người đọc nhiều hơn khi đặt tiêu đề

Tiêu đề quá ngắn làm bạn giảm bớt tiềm năng tối ưu từ khóa, cũng như giảm khả năng đưa ra được thêm thông tin hữu ích hơn cho người dùng, và suy cho cùng, trước khi người đọc click vào liên kết của bạn thì họ phải đọc tiêu đề đã! Do vậy tiêu đề có nội dung nghèo nàn chắc chắn làm suy giảm tỷ lệ nó được click trên trang kết quả tìm kiếm.

Google giới hạn độ dài tiêu đề tính theo px (điểm ảnh), tuy nhiên cách tốt hơn để bạn ước tính tiêu đề trong giới hạn là số lượng ký tự từ 50 đến 60 (tương đương với 12 đến 15 từ).

Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra tiêu đề của các bài viết này nhấn mạnh đến những điểm sau:

  • Đưa con số vào tiêu đề: họ sử dụng các từ như “5 cách“, “7 cách“, “9 điểm“…Có đến 6/10 tiêu đề có số
  • Hướng dẫn chi tiết: họ sử dụng các từ như “chi tiết đến tận răng” hoặc “cặn kẽ, chi tiết nhất
  • Dành cho người mới: họ sử dụng các từ như “cho người mới“, rõ ràng những người tra từ khóa này chắc chắn là người mới rồi
  • Nhấn mạnh đến sự phù hợp: họ sử dụng các từ như “chuẩn“, “ưng ý“, “phù hợp“, “chính xác
  • Chi phí: sử dụng từ như “hợp túi tiền
  • Yếu tố kỹ thuật: sử dụng từ như “thông số trên vợt

4. Từ khóa xuất hiện trong 100 từ đầu tiên của bài viết

  • Vòng vèo là dại dột với nội dung trên web
  • Từ khóa càng xuất hiện sớm trong bài thì càng tốt, và dân SEO thường lấy tiêu chuẩn 100 từ đầu tiên cho dễ nhớ

5. Từ khóa trong các thẻ h2, h3

Đây là các đầu mục trong bài viết, và từ khóa xuất hiện ở đây thường cho hiệu quả tốt hơn là không có, tất nhiên bạn không nên gượng ép.


6. Tránh nhồi nhét từ khóa

Các bài viết nhồi nhét từ khóa rất dễ nhận ra, vì nó thường mất tự nhiên, ví dụ:

nhồi nhét từ khóa gây tác dụng ngược

Từ khóa “sách cũ” được lặp quá nhiều trong đoạn trên.


7. Tránh tỷ lệ từ khóa quá thấp

Tỷ lệ từ khóa cần ở ngưỡng trung dung. Nếu bạn để tỷ lệ quá thấp cũng không tốt đâu. Vậy con số nào thì phù hợp?

Không có con số lý tưởng nào, nhưng 1% – 2% là ngưỡng được cho là an toàn. Còn 3% là đẹp

Tuy vậy nếu bạn viết tự nhiên thì không cần quá quan trọng đến tỷ lệ này, có thấp hơn một chút cũng không sao.

P/S: công thức tính tỷ lệ từ khóa (keyword density formula): (100* (Số lần xuất hiện từ khóa * số từ trong từ khóa)) / tổng số từ của bài viết.

Chẳng hạn, giả sử từ khóa “viết bài chuẩn SEO” xuất hiện 15 lần, và bài viết này có 6000 từ thì tỷ lệ từ khóa của nó là:

(100 * (15 * 4)) / 6000 = 1%


8. Chọn URL ngắn gọn cho tiêu đề bài viết

  • URL có từ khóa chính cần SEO;
  • Độ dài nằm trong khoảng 3 đến 5 từ;

9. Viết meta description nếu bạn tự tin

  • Tóm lược nội dung chính của bài;
  • Nên có từ khóa bắt đầu sớm;
  • Độ dài khoảng 160 ký tự (có thể dài hơn nếu cần);
  • Viết tự nhiên;

Thẻ mô tả meta description không còn chiếm vị trí quan trọng trong SEO như ngày xưa. Nhưng nếu bạn tự tin viết tốt thì rất nên viết nội dung cho thẻ này, vì nó có khả năng hỗ trợ SEO theo con đường vòng.

click để sửa meta description

10. Tránh trùng lặp từ khóa

Những website viết nhiều có thể xảy ra hiện tượng trùng lặp từ khóa. Nghĩa là bạn có nhiều bài viết khác nhau trên website cùng SEO cho một từ khóa nào đấy. Điều này là không tốt cho SEO ở vài khía cạnh sau:

  • Nếu nội dung của hai bài khác nhau tương đối thì việc bạn tạo ra hai bài SEO cho cùng một từ khóa sẽ không thể bằng việc bạn kết hợp cả hai để tạo ra một bài viết chất lượng hơn.
  • Nếu nội dung của hai bài khá giống nhau, thế thì không có lý do để bạn tạo ra hai bài làm gì cả!
  • Ngoài ra trong mọi trường hợp việc tạo ra 2 bài sẽ làm phân tán các liên kết nội bộ và backlink (nếu có). Nếu website của bạn chỉ có một bài cho một từ khóa, thì ít nhất liên kết nội bộ cũng sẽ tập trung hơn.

Làm thế nào bạn tránh được trùng lặp từ khóa. Đơn giản là trước khi viết một chủ đề nào đó, bạn nên search trước trên trang của chính bạn xem nó đã tồn tại hay chưa?


11. Liên kết nội bộ đến các bài khác, có liên quan và nội bộ bài viết

Mẹo nhanh:

  • Phải là bài liên quan thực sự
  • Chất lượng bài tốt
  • Không nên liên kết quá dày

Tham khảo cách tạo backlink nội bộ


12. Chú ý đến văn bản neo của liên kết nội bộ

Bạn nên để văn bản neo có chứa từ khóa cần SEO, nhưng nên có văn bản neo đa dạng.

Chẳng hạn chính bài viết này có thể để các văn bản neo như:

  • Viết bài chuẩn SEO (khớp chính xác);
  • Bài viết chuẩn SEO (đảo một chút thứ tự);
  • Cách SEO nội dung (liên quan gần);
  • kiencang.net/viet-bai-chuan-seo (URL trần như nhộng);

Nếu chỉ để văn bản neo là “viết bài chuẩn SEO” trên mọi liên kết nội bộ thì Google sẽ không đánh giá cao chúng, và bạn bỏ lỡ cơ hội SEO các từ khóa gần nghĩa với từ khóa chính (ví dụ mọi người có thể tra từ khóa “cách tạo bài viết chuẩn SEO”).


13. Trỏ liên kết ra ngoài khi cần thiết

Mẹo nhanh:

  • Chất lượng, đúng lúc, đúng chỗ;

Đừng sợ các liên kết trỏ ra ngoài sẽ làm bạn mất mát điều gì, trong thực tế các trang web có thứ hạng tốt rất thường xuyên trỏ liên kết ra website bên ngoài.

P/S: một lần nữa, các liên kết bên ngoài cũng cần tự nhiên. Có những nội dung rất dễ liên kết đến trang ngoài, ví dụ các nội dung bao trùm chủ để rộng, thiên về tìm hiểu kiến thức. Ngược lại có những trang có thể không nên liên kết đến trang ngoài, chẳng hạn trang bán sản phẩm, vì có thể khách hàng sẽ chuyển ra trang bên ngoài trước khi cho sản phẩm vào giỏ hàng và hoàn tất thanh toán!


14. Mở liên kết ngoài ra tab mới

Liên kết ngoài là nội dung bổ sung hữu ích cho trang của bạn, tuy nhiên thực lòng mà nói bạn không muốn mọi người click vào liên kết ngoài rồi rời luôn trang của bạn và chìm đắm vào website bên ngoài đó!

Mẹo này đặc biệt hữu dụng với người dùng máy bàn, laptop.

P/S: đối với các liên kết nội bộ, trong đa số trường hợp bạn không cần mở liên kết ngoài ở tab mới.


15. Có các bài viết liên quan ở cuối bài

  • Bài liên quan có thể nên có ảnh minh họa;
  • Không nên có quá ít hoặc quá nhiều bài liên quan (từ 3 đến 7 bài là ổn);
  • Nên chủ động thêm thủ công khi có thể, thay vì lúc nào cũng sử dụng tính năng tự động;

Tại sao?

Vì các bài viết liên quan tự động đôi khi không đúng ý chúng ta, vì vậy bạn nên sử dụng plugin tạo bài viết liên quan có khả năng tùy biến theo nhu cầu (như có ảnh đại diện, độ dài tiêu đề, và quan trọng nhất chọn được liên kết cụ thể bạn muốn thêm vào).


Tối ưu ảnh trong viết bài chuẩn SEO

Một bức ảnh có giá trị bằng cả ngàn từ, tuy rằng không phải lúc nào nó cũng làm được như thế!


16. Nên sử dụng ảnh bạn tự tạo nếu được

Ảnh bạn tự tạo ra sẽ tốt hơn cho SEO, đơn giản là vì các bức ảnh đó chưa từng tồn tại trước đây (máy tìm kiếm có khả năng nhận biết các ảnh giống nhau giữa các website, nó luôn đánh giá nội dung gốc cao hơn nội dung đi sao chép, trùng lặp).

Các ảnh tự tạo không hề khó làm, điện thoại thông minh là đủ cho bạn trong phần lớn trường hợp rồi, và quan trọng là đừng bó hẹp ý tưởng trong chuyện chụp ảnh, hay nói cách khác là “bài viết của bạn nói về chủ đề A” nhưng không nhất thiết bạn phải có được bức ảnh 100% về chủ đề A. Nhiều khi bức ảnh có tính gợi mở lại hấp dẫn hơn nhiều.

Ảnh gốc đóng vai trò rất quan trọng trong viết bài chuẩn seo

17. Nếu sử dụng lại ảnh hãy chọn thật cẩn thận

Sử dụng lại ảnh là cần thiết, nhưng hãy lựa chọn thật kỹ:

  • Tránh xa các ảnh stock: vì các ảnh này dễ tạo cảm giác giả tạo. PS: ảnh stock nôm na là các ảnh được lên kịch bản và chụp sẵn, nó rất công thức và thường đơn điệu, ví dụ hiếm có ảnh stock nào thích hợp cho văn hóa Việt, vì chủ yếu các ảnh stock do các công ty phương Tây làm
  • Tránh vi phạm bản quyền: việc vi phạm bản quyền có thể làm bạn bị tụt thứ hạng nếu trang web gốc gửi cáo buộc DMCA lên máy tìm kiếm
  • Tìm ảnh miễn phí: có rất nhiều kho ảnh miễn phí, kể cả bạn áp dụng vào bài viết có tính thương mại. Một số kho ảnh tốt là pixabay, pexels, và đặc biệt là flickr hay là canva

18. Cách chọn ảnh đại diện cho bài viết

  • Chọn ảnh có tính mô tả cho cả bài;
  • Ảnh phải nét;
  • Ảnh có kích cỡ lớn đủ dùng;

Nhiều hệ quản trị nội dung, trong đó có WordPress có tính năng chọn ảnh đại diện (Set featured image), giúp nội dung bài viết có tính hình ảnh nhiều hơn, làm đẹp thêm cho bài viết cũng như cả website:


19. Chọn tên ảnh có tính mô tả

  • Sửa các tên ảnh mặc định thành tên ảnh có tính mô tả;

Bạn không nên để ảnh có tên như thế này: “IMG_4002.jpg”, đây là kiểu tên ảnh mặc định và nó được cho là không tốt cho SEO

Lưu ý là nên đặt không dấu, vì đặt có dấu có thể gây ra lỗi hiển thị.


20. Chọn kích cỡ ảnh phù hợp

  • Ảnh không nên lớn hơn chiều rộng của website;
  • Ảnh nhỏ nên căn sang phải hoặc ra giữa, không nên căn trái;

Ảnh càng to sẽ chiếm càng nhiều dung lượng, và làm chậm tốc độ trang, ảnh hưởng xấu đến SEO.


21. Sử dụng ALT cho ảnh

Mẹo nhanh:

  • Ảnh nào cũng cần ALT;
  • ALT nên có từ khóa cần SEO nhưng không bắt buộc;
  • ALT không nên quá dài;

Lưu ý khác là đừng viết nội dung alt quá dài, xúc tích đủ dùng là ổn. Nội dung quá dài có thể bị máy tìm kiếm hiểu nhầm là spam


22. Sử dụng caption khi cần thiết

Caption được dùng để mô tả thêm cho bức ảnh, trong khi alt dành cho máy tìm kiếm, thì caption dành cho người đọc của chúng ta.

Có 2 điểm cần chú ý với caption là:

  • Chỉ khi cần thiết bạn mới nên thêm caption cho ảnh, đặc biệt là với ảnh cần giải thích thêm cho dễ hiểu. Với những ảnh mà bản thân nó đã đủ để hiểu rồi thì không cần thêm caption
  • Caption có thể viết dài, nó không bị giới hạn như alt. Tuy nhiên hãy viết tự nhiên, đừng viết caption dài chỉ để SEO

23. Không cần quan tâm đến title của ảnh

Ở thời điểm hiện tại, nhiều người làm SEO cho rằng title không có tác dụng SEO nào, do vậy bạn không cần để tâm


24. Sử dụng định dạng ảnh phù hợp

Ảnh có nhiều định dạng khác nhau: jpg, png, svg, gif, webp… Mỗi cái có ưu điểm riêng. Và bạn nên chọn theo ưu điểm của từng loại:

  • jpg: thích hợp cho ảnh nhiều màu sắc, như ảnh chụp đời sống
  • png: thích hợp cho ảnh cần ít màu, như ảnh chụp màn hình, hoặc cần thuộc tính trong suốt.
  • gif: thích hợp cho ảnh động
  • webp: nếu bạn cần giảm dung lượng ảnh xuống tối đa

Chọn theo ưu điểm sẽ cho bức ảnh đẹp hơn và đặc biệt là dung lượng sẽ tốt hơn rất nhiều. Hãy xem ví dụ sau:

Hai ảnh dưới đây hoàn toàn giống nhau, nhưng dung lượng thì khác nhau rất nhiều, nguyên nhân là vì định dạng của chúng khác nhau:

Kinh nghiệm ở đây là bạn không nên lưu ảnh chụp đời sống bằng định dạng PNG, hãy sử dụng JPG vì nó cho dung lượng tối ưu hơn nhiều.


25. Tối ưu hóa dung lượng ảnh

Bạn đã hiểu tại sao phải tối ưu dung lượng ảnh, tuy nhiên dung lượng không chỉ liên quan đến chọn định dạng.

Cách cực kỳ hiệu quả để giảm dung lượng ảnh là nén nó lại. Có 2 cách nén cơ bản là:

  • Nén ảnh mất chất lượng: ảnh giảm dung lượng được nhiều nhưng đi kèm chất lượng cũng giảm;
  • Nén không mất chất lượng: ảnh giảm dung lượng được ít, đổi lại chất lượng vẫn giữ nguyên;

Trong đa số trường hợp, tôi khuyên các bạn sử dụng loại nén không mất chất lượng để đảm bảo an toàn.


Vai trò của ngôn ngữ trong viết bài chuẩn SEO

Khi máy tìm kiếm khó tính chẳng kém gì giáo viên dạy môn văn của bạn.


26. Viết đúng chính tả

Văn bản sai lỗi chính tả đọc rất khó chịu. Bạn có thấy vậy không?

Hiện không có plugin hoặc ứng dụng tiện lợi nào có khả năng kiểm tra tự động chính tả tiếng Việt (tiện lợi ở đây nghĩa là vừa biên tập vừa phát hiện lỗi chính tả). Với tiếng Anh thì có, bạn có thể dùng các ứng dụng dành cho Chrome như là: Grammarly for Chrome hoặc Ginger.


27. Viết đúng ngữ pháp

Chính tả dễ phát hiện lỗi sai hơn, còn ngữ pháp thì không đơn giản.

Cách tốt nhất để tránh chuyện này là đọc lại cẩn thận bài viết của bạn và sửa những chỗ chưa ưng ý. Không có con đường tắt


28. Tránh sử dụng các câu/đoạn quá dài

Người đọc hay đọc lướt để thâu tóm ý chính, chứ không đọc chăm chú và cẩn thận như đọc sách.

Đó là lý do vì sao bạn nên viết ngắn gọn thôi. Viết cách liệt kê, và gạch đầu dòng là 1 cách hiệu quả

  • Liệt kê 1
  • Liệt kê 2
  • Liệt kê 3

Sẽ tốt hơn là như thế này: “Liệt kê 1, Liệt kê 2, Liệt kê 3….”


29. Tránh lặp từ

Viết bài chuẩn SEO rất quan trọng, vì dù bài có hấp dẫn, thú vị mà chẳng ai đọc bài đó, hoặc quá ít người đọc bài sẽ làm công dụng của bài giảm đi rất nhiều.

Để giảm lặp từ bạn có thể làm như sau:

  • Sử dụng đại từ thay thế cho danh từ:
  • Sử dụng từ đồng nghĩa

30. Font chữ, cỡ chữ và màu chữ chung của nội dung

  • Hướng đến tập khách hàng quan trọng nhất;

Nếu cỡ chữ rất nhỏ, và màu quá mờ. Phần lớn mọi người sẽ không thoải mái khi đọc nó, sẽ không tốt cho SEO.

Một số lời khuyên:

  • Sử dụng font chữ dễ nhìn: đặc biệt tránh các font hiển thị lỗi tiếng Việt
  • Cỡ chữ cần tránh quá lớn hoặc quá nhỏ: không có tiêu chuẩn lý tưởng trong việc chọn cỡ chữ, thí dụ người già có thể cần cỡ chữ lớn hơn so với người trẻ. Quan trọng là bạn cần nắm rõ được ai là khách hàng mục tiêu chủ yếu để có lựa chọn thích hợp.

Nếu bạn vẫn cần một con số cụ thể thì cỡ chữ từ 16px đến 22px là ổn trong phần lớn trường hợp.

  • Màu chữ cần tránh quá mờ hoặc quá tương phản

31. Bôi đậm, in nghiêng, gạch chân văn bản khi cần thiết

  • Chỉ dùng khi cần thiết;

Với những văn bản cần nhấn mạnh, bạn có thể làm nhiều cách để nó nổi bật hơn so với văn bản bên cạnh, chẳng hạn:

  • Bôi đậm
  • In nghiêng
  • Gạch chân
  • Đổi màu sắc của văn bản
  • Đổi màu nền của văn bản
  • VIẾT HOA TOÀN BỘ
  • Viết Hoa Các Chữ Cái Đầu Tiên
  • Để kích cỡ chữ to hơn thông thường
  • Đổi font chữ (ít dùng)

Một điều nên chú ý là không nên lạm dụng chúng. Vì nếu cái gì cũng được nhấn mạnh thì có nghĩa là bạn đang không nhấn mạnh bất cứ cái gì cả.


32. Sử dụng các cấu trúc định dạng văn bản riêng khi cần thiết

Có nhiều kiểu định dạng văn bản đặc thù mà bạn có thể dùng để làm nó trở nên hấp dẫn hơn, chẳng hạn:

Khi bạn cần chú thích câu nói của ai đó

Hoặc nội dung có cấu trúc bảng biểu:

5 thành phố đông dân nhất Thế giới Dân số
Tokyo, Nhật 38 triệu người
Delhi, Ấn Độ 26 triệu người
Thượng Hải, Trung Quốc 24 triệu người
Mumbai, Ấn Độ 21 triệu người
São Paulo, Brazil 21 triệu người

Nội dung đa phương tiện

Chữ không phải là tất cả.


33. Infographic

  • Infographic thì phải đẹp, không đẹp thì không dùng;

Sử dụng infographic khi thích hợp sẽ làm nội dung của bạn “dễ tiêu hóa” hơn nhiều.

Ví dụ, hãy xem sự nghiệp quần vợt của Nadal được trình bày hấp dẫn và đẹp như thế nào qua infographic dưới đây:

Infographic giúp bạn viết bài chuẩn SEO
Nguồn ảnh vnexpress.net

Một số người có thể than phiền rằng làm infographic không dễ, câu trả lời của tôi là: đúng vậy! Và chính vì nó không quá dễ nên nó mới có giá trị trong SEO.

Dù sao thì ở thời điểm hiện tại bạn đã có rất nhiều công cụ trực tuyến (cả miễn phí và trả phí) hỗ trợ làm infographic tương đối dễ dàng rồi.


34. Video

  • Nét;
  • Không bị rung lắc;
  • và Âm thanh rõ tiếng;

Video tạo cảm giác sống động, gần gũi. Nó là bổ sung rất hữu ích nếu bạn muốn làm nội dung hay và dễ tiếp thu hơn


35. File âm thanh

Âm thanh không hấp dẫn như video, nó giống như đài phát thanh giờ bị lép vế bởi đài truyền hình vậy.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *